Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Đi tiểu nhiều lần và đau bụng dưới là bệnh gì?

Triệu chứng đi tiểu nhiều lần và đau bụng dưới là cảnh báo cơ thể của bạn đang mắc phải một số bệnh về đường tiết niệu. Vậy những bệnh lý nào liên quan đến dấu hiệu đi tiểu nhiều lần và đau bụng dưới? Các bạn cùng nhau tìm hiểu bài viết sau.




Bệnh lý liên quan đến việc đi tiểu nhiều lần và đau bụng dưới là gì?

Theo bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong, Đi tiểu nhiều lần và đau bụng dưới là hiện tượng khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở cả nam và nữ. Nữ giới thường gặp nhiều hơn nam giới vì do cấu tạo cơ thể có đường tiểu ngắn hơn. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như:


  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng dưới kèm theo nước tiểu đục có mùi hôi, đi tiểu rát buốt, tiểu rắt.
  • Viêm bàng quang : Sẽ có dấu hiệu tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nước tiểu có màu đục đôi khi có máu kèm theo triệu chứng đau bụng dưới.
  • Sỏi đường tiết niệu : Được hình thành từ những thói quen xấu trong cuộc sống, và chỉ được phát hiện khi những cơn đau quặn xuất hiện. Người bệnh có cảm giác đau đột ngột, đau dữ dội ở vùng thắt lưng, sau đó lan xuống vùng hạ bị đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục, kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu nhiều lần.
  • Sỏi thận : Hầu hết người mắc bệnh sỏi thận chỉ nhận biết bệnh qua các dấu hiệu như đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới qua chụp X quang, siêu âm. Nếu thay đổi tư thế hoặc cử động các cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng eo, có thể đi kèm với chứng rối loạn đường tiểu, khó chịu, mệt mỏi, …
  • Hẹp niệu đạo : Do nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình, đi tiểu nhiều lần kèm theo các triệu chứng như đau buốt, tiểu ra máu, …
  • Ung thư vùng ngoài bàng quang : Thường gây chèn ép và kích thích bàng quang gây nên chứng đi tiểu nhiều lần kèm đau bụng dưới. 
  • Ung thư bàng quang : Những khối u phát triển lớn sẽ xâm lấn và chèn ép bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần và tiểu ra máu.





Lời khuyên bác sĩ:
Ngay khi gặp phải triệu chứng đi tiểu nhiều lần và đau bụng dưới, các bạn không nên tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có sự thăm khám từ bác sĩ. Nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và chẩn đoán đúng bệnh, từ đó đưa ra hướng chữa trị tốt nhất.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM