Bệnh nứt kẽ hậu môn không xa lạ gì với mọi người, biểu hiện
của bệnh là xuất hiện các vết nứt khoảng 1cm hình thoi hoặc oval gây đau đớn
cho bệnh nhân cả lúc đại tiện và lúc bình thường. Điều trị hậu môn ngay từ khi
mới phát hiện bệnh là điều cấp thiết nhưng nếu điều trị không đúng sẽ gây nhiều
biến chứng khó chữa hơn. Sau đây chúng ta tìm hiểu về các sai lầm trong việc điều trị bệnh nứt hậu môn.
Các nguyên nhân gây phát sinh bệnh nứt hậu môn
- Táo bón: Trong số các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn, táo bón là nguyên nhân lớn nhất. Theo các bác sĩ của phòng khám đa khoa Hồng Phong, khi phân đọng lại lâu ngày trong trực tràng lâu ngày trở nên khô cứng nên người bệnh phải dặn mạnh để tống phân ra thì hậu môn phải chịu áp lực càng cao làm xuất hiện các dấu hiệu của bệnh như: vết nứt, sưng vùng hậu môn, chảy máu…
- Thói quen đại tiện: Khi đi vệ sinh, rất nhiều người đều thích ngồi lâu hút thuốc, đọc sách báo, chơi điện thoại làm cho thời gian ngồi đại tiện kéo dài, lâu ngày dễ gây tụ máu trong hậu môn mà hình thành các bệnh lý hậu môn. Khi đại tiện phải dặn quá mạnh chỉ có thể gây tụ máu và tăng áp lực đến hậu môn trực tràng và cơ vùng đáy chậu, hình thành nứt kẽ.
- Do tổn thương: Tổn thương cũng là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nứt kẽ hậu môn. Phân khô cứng gây nứt kẽ ở ống hậu môn, nuốt phải vật lạ, xương gà, xương cá, mở hậu môn không đúng cách, phẫu thuật ở vùng hậu môn, phụ nữ khi sinh đẻ .... đều có thể là những yếu tố gây tổn thương đến hậu môn dần dần vết nứt sâu đến hết tầng da, gây viêm loét do viêm nhiễm mãn tính.
Các sai lầm khi điều trị bệnh nứt hậu môn
- Cho rằng nứt kẽ hậu môn không cần điều trị: Bệnh nứt kẽ hậu môn thời kì đầu nếu chủ quan cho rằng bệnh nhẹ không nguy hiểm, không điều trị sớm sẽ có thể dẫn đến loét ống hậu môn, phì đại hậu môn. Nếu kéo dài dẫn đến rò hậu môn, bệnh trĩ, nguy hiểm hơn có khả năng do kích thích của chứng viêm mãn tính trong thời gian dài gây ung thư hậu môn trực tràng.
- Dùng thuốc không đúng cách: Các thuốc điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn thường là các loại thuốc có tính kích thích cao hoặc là thuốc kháng sinh mạnh nhưng chỉ có tác dụng đối với các triệu chứng bên ngoài của bệnh không thể giải quyết được vấn đề từ căn nguyên bệnh. Kết quả là phải tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy không thể áp dụng phương pháp tự ý dùng thuốc.
- Nứt kẽ hậu môn có thể tự chữa trị: Trong giai đoạn đầu phát bệnh, phần da ở ống hậu môn có một vết loét nhỏ, chân vết loét có thể sâu đến các tổ chức dưới da, khi bệnh nặng còn có thể sâu đến cơ vòng. Sự tồn tại của bề mặt vết loét, do người bệnh đi ngoài mỗi ngày sẽ tác động đến vết thương, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Đây được coi là giai đoạn đầu, nhưng cũng không nên tự điều trị.
- Phương pháp phẫu thuật không phù hợp: Thông thường sử dụng phương pháp phẫu thuật truyền thống cắt bỏ trực tiếp, gây rất nhiều đau đớn cho người bệnh. Trong quá trình tiến hành phẫu thuật phải cắt bỏ hoàn toàn các bộ phận tổn thương nên sẽ rất đau, cũng có thể gây biến chứng sau phẫu thuật như: hẹp hậu môn, mất kiềm chế hậu môn, cơ vòng hậu môn không hoàn chỉnh, biến dạng hậu môn....
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM
Website: https://phongkhamdakhoahongphong.vn/
http://dieutribenhtri2016.blogspot.com/