Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh són tiểu

Són tiểu là hiện tượng người mắc phải không kiểm soát việc tiểu tiện của mình, bệnh khiến người bệnh mặc cả, ngại tiếp xúc với mọi người, bệnh có thể  xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Hãy tham khảo qua bài viết sau đây để nắm được nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh són tiểu như thế nào?



Bệnh són tiểu là bệnh gì?

Bác sĩ Hồng Phong cho biết bệnh són tiểu là một căn bệnh không thể tự chủ trong quá trình tiểu tiện, thường xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi, thai phụ hoặc sản phụ.
Hiện tượng són tiểu cũng hay gặp ở trẻ em khiến nhiều cha mẹ lo lắng, bệnh gây cảm giác khó chịu ở bản thân và vùng kín gây khó khăn hơn trong việc vệ sinh, dẫn đến vùng kín có mùi đễ viêm nhiễm.

Nguyên nhân gây ra bệnh són tiểu

Són tiểu ở trẻ em

  • Do dị ứng khi ăn hay uống loại thức ăn nào đó kích ứng với trẻ khiến trẻ đi tiểu nhiều lần.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu trẻ đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần có thể là biểu hiện của các bệnh như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, niệu quảng hoặc viêm thận cấp.
  • Hiện tượng són tiểu, tiểu lắt nhắt ở bé trai có thể là do chít hẹp quá mức bao quy đầu, ở bé gái có thể là do viêm âm hộ.
  • Trẻ muốn ra ngoài chơi, không muốn ngồi im trong lớp học.
  • Trẻ bị áp lực tâm lý làm cho co thắt bàng quang tăng và dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần.
  • Trẻ sau khi sốt, bị tiêu chảy, uống ít nước,…


Són tiểu ở người lớn

  • Do chế độ ăn uống: uống quá nhiều nước gây căng bàng quang; sử dụng rượu và các loại đồ uống có cồn gây mót; sử dụng các loại đồ uống và thực phẩm có chứa caffein sinh ra nhiều nước gây són tiểu; sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất chua hoặc các chất tạo ngọt gây kích thích bàng quang.
  • Do sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu, hỗ trợ bàng quang co bóp, đẩy nước tiểu ra ngoài: thuốc giảm huyết áp, thuốc chống trầm cảm,…
  • Són tiểu có thể xảy ra khi thực hiện một động tác làm tăng sức ép lên bàng quang như hắt xì, ho,…
  • Do mắc các bệnh liên quan: bị táo bón, tê liệt, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh tiểu đường,…
  • Ở phụ nữ, lớp niêm mạc trong âm đạo bị mỏng và khô, nhất là sau khi tắt kinh nguyệt; ở đàn ông, sưng nhiếp hộ tuyến hoặc sau khi giải phẫu nhiếp hộ tuyến.




Cách điều trị bệnh són tiểu hiệu quả

Bác sĩ cho biết thêm, để điều trị bệnh són tiểu một cách hiệu quả nguời bệnh cần lưu ý những thông tin cụ thể như sau:

  • Giữ trọng lượng cơ thể ổn định, hạn chế tình trạng tăng cân.
  • Tập Kegel, một phương pháp tập luyện các cơ ở vùng chậu tương đối đơn giản, giúp kiểm soát đường tiểu tốt hơn.
  • Khẩu phần ăn chứa nhiều chất xơ để tránh táo bón.
  • Không hút thuốc.
  • Tránh các yếu tố có thể gây việc tiểu són, đái dầm như: uống nhiều nước vào buổi tối; sử dụng các thực phẩm có thể gây són tiểu như chất chua, chất chứa caffein,…
  • Tập đi tiểu thường xuyên dù chưa mắc tiểu.
  • Đối với trẻ em, cha mẹ nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, nước cam, nước rau má, nước râu ngô,…; tập cho trẻ thói quen đi tiểu theo giờ; mặc quần áo mát mẻ cho trẻ.






Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho những ai không may mắc bệnh són tiểu có thể tự tin hơn, sớm điều trị hết bệnh.
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM